Từ T2 - T6: 07:00 - 17:00

83 Nguyễn Huệ - Thành phố Huế

082 8066 222

Những điều cần biết về phẫu thuật chỉnh hình răng mặt (Orthognathic Surgery)
11.1.2022
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Phẫu thuật chỉnh hình răng mặt (orthognathic surgery) được định nghĩa là loại phẫu thuật nhằm chỉnh sửa sự liên quan giữa xương hàm và cấu trúc khuôn mặt, chỉnh sửa sự phát triển sai lệch của xương, sự rối loạn của khớp thái dương hàm, sự sai lệch của khớp cắn (sự khớp nhau của 2 hàm răng) do nguyên nhân không hài hòa về xương hàm mà nắn chỉnh răng đơn thuần không đem lại được kết quả như mong muốn. Do đó phẫu thuật chỉnh hình răng mặt còn có thể được coi như là phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm

Những ai cần phải phẫu thuật chỉnh hình răng mặt?
- Nếu như bạn là người không chỉ có sự lệch lạc về răng đơn thuần mà còn có cả lệch lạc về xương hàm hay có sự mất tương xứng giữa xương hàm và nền sọ thì bạn là người cần phải có sự can thiệp của loại chỉnh hình này. Chỉnh hình răng mặt là loại chỉnh hình phối hợp giữa nắn chỉnh răng và phẫu thuật can thiệp vào xương hàm. Cụ thể là:

1. Những người quá phát xương hàm dưới (móm, “mặt lưỡi cày” - Dish face) 
 

 
2. Những người quá phát xương hàm trên (hô, vẩu)
 

 

3. Những người quá phát cả xương hàm trên và xương hàm dưới  
 


4. Những người thiểu sản xương hàm trên

5. Những người thiểu sản xương hàm dưới


Quy trình đầy đủ của những bệnh nhân cần phải phẫu thuật chỉnh hình răng mặt:
1. Những việc cần làm trước khi điều trị: trước khi chính thức điều trị cho bạn, các bác sĩ sẽ cần phải làm các công việc sau:
- Khám trên miệng của bạn
- Lấy dấu mẫu 2 hàm răng
- Chụp ảnh của bạn
- Chụp phim Xquang
Dựa vào việc phân tích các dữ liệu trên , bác sĩ sẽ lập một kế hoạch điều trị phù hợp cho riêng bạn( có cần phải nhổ bớt răng hay không nhổ bớt răng, phẫu thuật can thiệp vào một hàm hay can thiệp cả 2 hàm, có cần chỉnh răng trước phẫu thuật hay không? hay phẫu thuật trước rồi chỉnh răng sau…). Lúc này đây bác sĩ sẽ ngồi lại thảo luận với bạn để “chốt” phương án kế hoạch điều trị cuối cùng cho bạn

2. Tiến hành điều trị
Việc tiến hành điều trị thường được tiến hành theo 1 trong 2 phương thức sau ( việc lựa chọn theo phương thức nào phụ thuộc vào tùy từng bệnh nhân và tùy từng kinh nghiệm của bác sĩ ):
* Phương thức 1:Chỉnh răng trước phẫu thuật→Phẫu thuật→chỉnh răng sau phẫu thuật
* Phương thức 2: Phẫu thuật→Chỉnh răng sau phẫu thuật
 








- Nếu tôi là người cần phải điều trị chỉnh hình răng mặt thì thời gian điều trị của tôi là bao lâu?
+ Thời gian điều trị của bạn phụ thuộc nhiều vào việc Bác sĩ lựa chọn phương thức điều trị nào cho bạn.

Đối với phương thức 1:
- Chỉnh răng trước phẫu thuật: 4-8 tháng (tùy thuộc từng người và bạn cũng chỉ phải gặp bác sĩ 1 lần/1 tháng)
- Phẫu thuật: kéo dài 2-4 giờ (tùy thuộc can thiệp 1 hàm hay 2 hàm)
- Chỉnh răng sau phẫu thuật: 8-10 tháng ( gặp bác sĩ 1 lần/1 tháng)
Như vậy tổng thời gian điều trị: 16-20 tháng

Đối với phương thức 2:
- Phẫu thuật: kéo dài khoảng 2-4 giờ
- Chỉnh răng sau phẫu thuật: 8-10 tháng (gặp bác sĩ 1 lần/ 1 tháng)
- Tổng thời gian điều trị: 8-10 tháng

Tôi sẽ gặp những khó khăn gì trong và sau khi phẫu thuật?
- Trong quá trình tiến hành phẫu thuật bạn sẽ được gây mê hoàn toàn nên không hề thấy đau đớn hay cảm giác gì .
- Tuy nhiên,  sau phẫu thuật  bạn sẽ bị sưng nề  và đau nhiều nhất trong 3 ngày đầu tiên( bạn cũng đừng quá lo lắng về điều này vì  sẽ được tiêm thuốc : kháng sinh, giảm đau, chống viêm chống phù nề). Từ ngày thứ 4 sau mổ trở đi sưng nề và đau sẽ giảm dần; sau 7 ngày sẽ giảm được 80% và sau 2 tuần sẽ gần như hoàn toàn bình thường.
- Một điều đặc biệt khác của phẫu thuật chỉnh hình răng mặt so với các loại phẫu thuật khác là ở chỗ: bạn sẽ cần phải “ cố định 2 hàm” ( nghĩa là 2 hàm răng của bạn sẽ cắn chặt vào nhau) từ 2-3 tuần sau mổ (lúc này đây bạn sẽ chỉ ăn được sữa và đồ ăn lỏng như: cháo, soup, nước hoa quả…). Nghe qua có vẻ khó khăn nhưng thực tế tất cả các bệnh nhân đều có thể dễ dàng vượt qua điều này.

Quá trình phẫu thuật chỉnh hình răng mặt có nguy cơ và rủi ro gì không?
- Về nguyên tắc , bất kỳ một thủ thuật nào cho dù là nhỏ nhất ( như xăm môi, nhổ răng thông thường, khâu 1 vết thương rách da…) đều có nguy cơ rủi ro nhất định ví dụ như chảy máu, Sock thuốc tê. Nhưng những nguy cơ này là vô cùng nhỏ. Hơn nữa khi tiến hành phẫu thuật có sự giám sát của bác sĩ và các trang thiết bị mấy móc gây mê hồi sức nên nếu có xảy ra thì cũng được cấp cứu ngay lập tức.
- Ngoài ra có một số biến chứng đặc thù riêng của loại phẫu thuật này như: chết tủy răng, thiểu dưỡng xương hàm vùng phẫu thuật, khớp giả, tổn thương gây tê bì môi…nhưng tỷ lệ những biến chứng này gặp rất nhỏ và nếu có xảy ra đều có phương pháp khắc phục.

Đâu là nơi tôi có thể tin tưởng để tiến hành điều trị phẫu thuật chỉnh hình răng mặt?
- Quá trình nắn chỉnh răng trước và sau phẫu thuật phải được bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Măt có chứng chỉ chuyên sâu về nắn chỉnh răng thực hiện.
- Khi tiến hành phẫu thuật bắt buộc phải thực hiện trong bệnh viện có giường bệnh điều trị nội trú , có bác sĩ và cơ sở vật chất gây mê hồi sức đầy đủ. Đặc biệt là phải thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt được đào tạo và có kinh nghiệm trong điều trị chỉnh hình răng mặt.

Cn. Nguyễn Thị Kim Nhàn
Approved Trang thai
Các tin khác