Viêm quanh chóp răng là tình trạng viêm nhiễm và phá hủy mô quanh chóp răng chủ yếu do đáp ứng đề kháng của cơ thể với sự xâm nhập của vi khuẩn từ hệ thống ống tủy.Trên lâm sàng bệnh xuất hiện dưới nhiều thể; trong đó, thể mạn tính thường được phát hiện muộn do triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, bệnh nhân ít quan tâm, chẩn đoán chủ yếu dựa vào hình ảnh tiêu xương vùng quanh chóp trên X quang.
- Viêm quanh chóp mạn tính gây phá hủy mô quanh chóp răng, nếu không được điều trị sẽ gây phá hủy xương hàm và mất răng.
- Phẫu thuật điều trị viêm quanh chóp bao gồm: cắt chóp bảo tồn răng và loại bỏ mô bệnh quanh chóp răng tạo điều kiện lành thương của xương hàm.
1. Chỉ định phẫu thuật:
- Tất cả trường hợp nang chân răng
- Các trường hợp điều trị tủy răng thất bại bất kỳ nguyên nhân gì.
2. Chống chỉ định:
- Bệnh nhân có bệnh toàn thân: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tâm thần kinh…
- Đang trong tình trạng đặc biệt như: mang thai, cho con bú…
- Đang trong tình trạng viêm nhiễm vùng miệng.
3. Các thì phẫu thuật
+ Thì 1: Tạo vạt
Đường rạch nằm trên nền xương lành, đảm bảo quan sát rõ phẫu trường, hạn chế làm rách vạt gây chậm liền thương và đau kéo dài sau hậu phẫu.
Tùy theo vùng và độ lớn của tổn thương và răng nguyên nhân được bảo tồn hay loại bỏ mà thực hiện đường rạch thích hợp như: vạt bán nguyệt, vạt tam giác, tứ giác có liên quan hay không đến đường viền cổ răng, bóc tách vạt theo nguyên tắc nâng và nhấc dần từ mặt dưới của vạt niêm mạc, kỹ thuật bóc tách này giúp bảo vệ cấu trúc lợi bám dính mỏng manh ít bị thương tổn.
*Đối với nhóm răng cửa: tùy theo kích thước của tổn thương mà có thể chọn các loại vạt: vạt bán nguyệt, vạt tam giác, vạt hình thang.
*Đối với nhóm răng hàm:
Chọn vạt tam giác có hoặc không liên quan đến viền nướu.
Hình 1: Vạt tam giác
Hình 2: Vạt hình thang
Hình 3: Vạt bán nguyệt
+ Thì 2: Mở xương
*Xác định vị trí mở xương ngay chóp chân răng bằng cách đo khoảng cách từ cổ răng đến chóp răng trên phim sau đó xác định khoảng cách trên lâm sàng tương ứng hoặc dựa vào vị trí của lỗ dò.
*Mở xương đủ rộng bằng mũi khoan xương hay bằng kìm gặm xương và tiết kiệm tổ chức xương, luôn bơm nước muối sinh lý làm mát khi mở xương để không làm cháy xương.
Hình 4: Mở xương
+ Thì 3: Cắt chóp răng
*Trường hợp răng có thể bảo tồn, thực hiện cắt chóp răng với mặt cắt vuông góc hoặc hơi vát ra phía ngoài, đảm bảo cắt hếtphần chóp răng nằm trong tổn thương.
*Trường hợp răng không bảo tồn được do vỡ lớn, răng lung lay độ 3, độ 4, tổn thương quá 1/3 chân răng, không còn chức năng thì chúng tôi nhổ bỏ.
Đối với răng hàm nhỏ trên, để tiếp cận chân răng trong từ hướng vào phía ngoài, phải cắt chân răng ngoài theo hướng nghiêng ra ngoài khoảng 45o,đối với răng cối lớn dưới thì phải mở xương khá rộng mới cắt được chóp răng.
Hình 5: Cắt chóp
+ Thì 4: Làm sạch tổn thương
*Trường hợp tổn thương nhỏ thì chỉ cần dùng các cây nạo nhỏ để nạo sạch mô bệnh quanh chóp răng.
*Trường hợp nang chân răng lớn thì phải tách bóc giải phóng toàn bộ nang, mô viêm khỏi nền xương bên dưới bằng cây bóc tách, dùng các câynạo thẳng và cong các cỡ để nạo sạch mô bệnh lý, chú ý không để nang bị rách và sót lại trong xương nhất là nang lớn có những ngóc ngách giữa các chân răng để tránh tái phát.
Sau khi lấy hết mô bệnh lý, dùng gạc tẩm oxy già lèn chặt vào ổ mổ trong 1 phút, sau đó lấy ra kiểm tra và thường đã cầm máu.
Hình 6: Lấy mô bệnh
+ Thì 5: Trám ngược
Việc trám ngược được thực hiện khi răng có thể bảo tồn mà việc trám ống tủy còn nghi ngờ chưa đảm bảo kín hoặc chưa trám ống tủy.
Hình 7: Trám ngược
+ Thì 6: Khâu vết mổ
Kiểm tra cẩn thận tổn thương trước khi đóng kín vạt, đặt vật liệu Spongel tự tiêu để cầm máu. Đặt vạt trở lại vị trí cũ, khâu kín để tạo điều kiện tốt cho việc thành lập cục máu đông,dùng các mũi khâu rời tạo điều kiện thoát dịch hơn là khâu vắt và tránh nguy cơ bục chỉ toàn bộ, có thể dùng các loại chỉ: vicryl 4.0, silk black 4.0, dafilon 4.0.
Trường hợp nang chân răng lớn thì đặt mèche iodoform trong ổ mổ để cầm máu và rút mèche dần sau 24 đến 48 giờ.
Hình 8: Khâu vết mổ
+ Thì 7: Điều trị và chăm sóc vết mổ
*Sau khi khâu xong, ép lên vùng phẫu thuật từ 10 đến 15 phút bằng một miếng gạc tẩm nước muối để làm giảm máu đọng và cầm máu.
*Dặn bệnh nhân chườm đá nhẹ nhàng lên vùng phẫu thuật, khoảng 10 phút/ lần, vài lần trong ngày đầu.
* Cho dùng kháng sinh, giảm đau, sinh tố trong 5 ngày.
Hình 9: Ép gạc ướt lên vùng mổ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHẪU THUẬT
Hình ảnh nang chân răng trên phim gốc răng
a. Ranh giới nang rõ b. Ranh giới nang không rõ
Miếng chì 5×5 mm
Đo kích thước nang chân răng trên phim KTS
Đo kích thước vùng tiêu xương trên phim CBCT
Bệnh nhân: Nguyễn Văn A - 27 tuổi
Phẫu thuật Khâu vết mỗ
Trước điều trị Cắt chóp
Sau 3 tháng Sau 6 tháng
Bệnh nhân: Trần Thị M, 37 tuổi
Nang chân răng 21
Phẫu thuật
Trám ống tủy
Sau 3 tháng Sau 6 tháng
Bệnh nhân: Lê Quang T, 37 tuổi
Chẩn đoán Cắt chóp
Sau 3 tháng
Nguyễn Thị N, 35 tuổi Lê Quang T, 37 tuổi
Vạt bán nguyệt Vạt hình thang
Lê Chí A, 41 tuổi Lê Thị Thanh V, 27 tuổi
Vạt tam giác Cắt chóp răng
Nguyễn Thị A, 52 tuổi
Nang chân răng 14
(Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh)
Nguyễn Thế H, 24 tuổi
Nang chân răng 21
Phim CBCT
Phim CBCT sau mổ 3 tháng
Phim CBCT sau mổ 6 tháng
Bệnh nhân: Nguyễn Đăng T, 43 tuổi
Nang chân răng 31
Bệnh nhân: Phan T, 68 tuổi
Chẩn đoán Sau mổ: Nang chân răng 14
Bệnh nhân: Võ Phan Q, 37 tuổi
Nang chân răng 11
Bệnh nhân: Trần Thị H, 36tuổi
Nang chân răng 12