Từ T2 - T6: 07:00 - 17:00

83 Nguyễn Huệ - Thành phố Huế

082 8066 222

Tin video
Kỹ thuật nội nha
11.1.2022
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tìm tới các phòng khám nha khoa để kiểm tra, khám bệnh lý răng miệng. Đa số bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị nội nha. Vậy điều trị nội nha là gì, kỹ thuật và quy trình được thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật nội nha phải qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1:

  • Lấy tủy răng, hay lấy gân máu bằng gây tê là phương pháp tốt nhất và gần như là bắt buộc trong điều trị nội nha. Chỉ trừ những trường hợp bệnh nhân đau tim mới phải sử dụng thuốc diệt tủy, vì thuốc diệt tủy là arsenic (Thạch tín) nằm trong bảng thuốc độc A.

 

Ngày trước khi chưa có thuốc gây tê tốt các BS dùng chất Arsenic để vào lỗ sâu răng. Bất lợi của thuốc diệt tủy là thời gian đặt thuốc lâu, sau 24-48 giờ tủy răng mới chết và tiến hành lấy tủy mới được, nhưng nếu thuốc chưa ngấm đủ thì lấy tủy vẫn bị đau và phải đặt thuốc thêm một lần nữa. Đặt thuốc diệt tủy rất dễ gây tai biến cho bệnh nhân

Vì các nhược điểm sau đây mà các trường Nha Khoa trên thế giới không dạy sinh viên đặt thuốc diệt tủy:

- Đặt thuốc diệt tủy là phản khoa học và phản nguyên tắc điều trị vì răng đang sống, hay đang viêm tủy (Mới độ 2 và 3) chưa qua giai đoạn chết tủy (Độ 4) mà chúng ta đặt thuốc diệt tủy để biến răng thành độ 4 rồi mới chữa, như vậy răng đang từ độ nhẹ, bị làm cho nặng hơn rồi mới chữa.

- Thuốc diệt tủy As không làm tủy chết ngay nên bệnh nhân vẫn bị đau một thời gian sau khi đặt thuốc (từ 24giờ đến 48 giờ)

- Thuốc diệt tủy làm hoại tử mô mềm, nên khi lổ sâu bên hông thân răng bị nứt, nếu đặt As (arsenic, thạch tín) vào khó trám kín bên hông của răng, thuốc sẽ ngấm ra ngoài làm hoại tử nướu, lưỡi và má. Có rất nhiều trường hợp đặt thuốc làm loét nướu và trơ xương hàm ra, rất lâu lành. Nhất là khi có vết loét trên lưỡi do chạm vào chỗ trám có thuốc mà BS không biết cứ tưởng là vết apth. Có trường hợp buồn cười hơn là Bác sĩ Răng Hàm Mặt cứ khẳng định là vết apth, trong khi bệnh nhân không tin đi sang BS TMH khám và lại được khẳng định là không phải apth, mà do thuốc. Hóa ra BS RHM lại kém kiến thức hơn BS TMH?

- Thuốc diệt tủy thường làm chết tủy, nhưng trước khi tủy chết, mạch máu trong buồng tủy bị xung huyết và tụ máu trong các ống ngà nhỏ li ti, nên khi lấy tủy xong, răng sẽ bị đổi màu ngay (màu nâu đỏ hay xám đen) và sự đổi màu xảy ra rất nhanh. Trong khi một răng chết bình thường sẽ có tình trạng đổi màu, nhưng rất chậm. Ngược lại nếu lấy tủy tại chỗ bằng thuốc tê sẽ không bị đổi màu trong một thời gian lâu hơn

- Dùng thuốc diệt tủy sẽ làm thời gian đau của bệnh nhân kéo dài hơn, thời gian đi lại để chữa răng mất thời gian nhiều hơn. Nếu tính trên ngày công lao động bị mất, và tiền tàu xe đi lại bệnh nhân phải chịu thiệt hại gấp 3 lần chữa tủy bằng thuốc tê.

  • Tóm lại lấy tủy bằng thuốc tê sẽ an toàn cho bệnh nhân hơn, tuy rằng BS phải mất thời giờ nhiều hơn trong việc gây tê và lấy tủy ngay, nhưng bệnh nhân được lợi là đi lại ít mất thời gian hơn.

- Giai đoạn 2, sửa soạn ống tủy:

  • Sau khi lấy tủy xong, ống tủy còn hẹp, phải được làm sạch và rộng ra để chuẩn bị cho việc trám bít ống tủy sau đó. Dụng cụ để làm nội nha có nhiều loại, khoan (reamers), dũa (Files, hoestroms), loại dụng cụ cầm tay hay dụng cụ quay máy (profile). Giai đoạn sửa soạn ống tủy khó nhất là lúc đầu dò tìm ống tủy chân răng và khoan dũa đi hết chiều dài ống tủy, càng khó hơn khi răng bất thường và dị dạng, có ống tủy hẹp và chân cong

- Giai đoạn bít ống tủy chân răng:

  • Ống tủy chân răng được bít bằng cây nhựa đặc biệt gọi là cône gutta percha, loại cône nầy được làm từ một loại nhựa cây gốc ở Nam Mỹ. Trước đó phải thử cône và đo chiều dài ống tủy (Chụp phim X quang) xong bít ống tủy lại bằng côn gutta gắn với xi măng eugenate, hoặc sealer. Khi được bít ống tủy với cône gutta percha, chất nầy sẽ tồn tại vĩnh viễn bên trong răng.

- Giai đoạn hoàn tất:

  • Trám răng lại lần cuối bằng các vật liệu trám như: Composite, hoặc Amalgam bạc, hay Glass ionomer.
  • Trong quá trình làm nội nha cần phải có phim X quang để gíúp cho việc điều trị chính xác, thường phải cần ít nhất 2 phim: Đo chiều dài và thử cône trước khi trám bít ống tủy.

Những khó khăn thường gặp trong điều trị nội nha:

- Chữa tủy răng đòi hỏi BS phải có nhiều kinh nghiệm, phải làm nhiều răng, gặp nhiều răng khó mới giỏi được. Kiến thức học được ở trường lớp chỉ là cơ bản vì còn rất nhiều ca khó chờ đợi BS sẽ giải quyết, chữa nội nha còn đòi hỏi sự kiên nhẫn vì ngoài kinh nghiệm ra, BS phải có tính kiên nhẫn: Khi tìm ống tủy khó có khi rất lâu (cả giờ đồng hồ) mới thấy, hoặc ống tuỷ bị vôi hóa rất hẹp đi vào rất khó khiến cho người nóng tính dễ bỏ cuộc. Nhiều khi trong một lần đầu (séance đầu tiên) không tìm thấy, nhưng lần sau BS bình tỉnh hơn lại có thể tìm được dễ dàng.

- Một số BS rất ngại chữa nội nha, nên những trường hợp khó thường chuyển cho BS chuyên về nội nha (endodontist) làm. Ở Mỹ , Nha sĩ tổng quát (general dentist) chữa tủy răng trong khoảng từ 100 đến 200 USD/1R, nhưng nếu là specialist chuyên về nội nha làm thì phải từ 400 USD đến 500USD.

- Dù có rất nhiều kinh nghiệm nhưng các BS vẫn thường gặp tai nạn trong lúc điều trị nội nha như là thủng sàn buồng tuỷ và gẩy dụng cụ, nhất là ở những chân răng cong và ống tủy hẹp, cây khoan hay dũa rất dễ bị gẫy, mà đa số khi dụng cụ gẫy rất khó lấy ra.

Cn. Nguyễn Thị Kim Nhàn
Approved Trang thai